Ingredients:
1 (8 ounce) package cream cheese, softened
1 (14 ounce) package pre-baked pizza crust
1 (5 ounce) can tuna, drained and flaked
1/2 cup thinly sliced red onion
1 1/2 cups shredded mozzarella cheese
crushed red pepper flakes, or to taste
Directions:
1.Preheat an oven to 400 degrees F (200 degrees C).
2. Spread the softened cream cheese on the pre-baked crust. Sprinkle the tuna and onions over the pizza; then top with shredded mozzarella cheese and optional red pepper flakes. Bake in preheated oven until the cheese has melted and started to brown, about 15 to 20 minutes.
Hôm trước mình mới tìm được một quyển sách về pizza có nhiều thông tin khá thú vị. Mình đã làm thử đế bánh mỏng theo cách mới này và ra kết quả khiến mình rất hài lòng. Công thức riêng cho cách làm đế mỏng, mà nhà mình thì hay thích ăn đế mỏng, được nhiều topping, đế dày thì ăn nhanh no hơn
Từ khâu trộn bột, ủ bột, và nhất là lúc cán bột, bột rất ráo, không dính, công thức thế nào cứ làm theo y hệt thế. Bột ra rất dai, cán mỏng chỉ khoảng vài milimet đến 5mm là cùng, nướng lên giòn vô cùng. Thích nhất là làm bột rất sạch sẽ, không hề bị dính, cũng không cần dùng nhiệu bột áo khi cán, dù bánh có nguội thì đế vẫn giòn.
Cách làm đế này kém cầu kì hơn cách dùng thêm bơ và cheese như mấy bạn đã bày cho mình, nhưng kết quả khiến mình bất ngờ nhiều lắm nên mình rất vui mừng chia sẻ cách làm đế pizza mỏng với mọi người.
Với công thức dưới đây, mình làm được 2 đế pizza mỏng khoảng 3mm, đường kính khoảng 23cm. (vì lò nhỏ, khay nướng nhỏ nên mình thường chỉ làm loại pizza nhỏ cỡ này thôi)
Nguyên liệu:
- 87.5g bột mì đa dụng
- 100g bột bánh mì
- 1/2 tsp đường
- 1/2 tsp instant yeast (men nở dùng liền)
- 1/2 tsp muối
- 3/4 tbs. dầu ô liu
- 112ml nước nóng ấm (không phải nước ấm và cũng không phải là nước mới đun sôi xong)
Cách làm:
- Trộn 2 loại bột với nhau. Tiếp đó trộn với đường, men nở, muối.
- Hòa dầu ô liu vào nước nóng, từ từ đổ vào hỗn hợp bột, dùng phới trộn cho bột thấm đều nước và dầu. Lúc này mới dùng tay để nhào bột cho bột thành khối. Nhào đến khi bột nhuyễn, không dính tay. Nếu cảm thấy bột hơi khô thì có thể thêm chút xíu nước nữa.
- Làm dẹt miếng bột ra chút chút, đặt vào một bát có bôi dầu ở đáy và thành (để khi bột nở ra không bị dính vào bát). Đậy kín (bằng nylon thực phẩm, hoặc cho cả bát vào túi nylon buộc kín lại, hoặc dùng khăn sạch phủ lên). Để bát bột vào chỗ ấm (cách mình thường làm là đặt bát bột lên trên miệng một cái xoong bên dưới có nước nóng để hơi nước bốc lên làm ấm bát).
- Ủ bột như vậy trong khoảng 1.5-2h, hoặc đến khi khối bột nở lên gấp đôi là có thể đem ra cán được.
- Tùy kích cỡ đế mà chia bột ra rồi cán. Cán bột dày khoảng 3mm.
Vậy là đế bánh đã sẵn sàng để bạn "top" lên trên những nguyên liệu thật ngon lành rồi
Đây là một trong những loại Pizza làm khá nhanh, nguyên liệu không quá cầu kì nhưng vẫn ngon và mang hương vị đặc trưng Italia. Để làm Bolognese Pizza thì các bạn sẽ cần 1 đế Pizza, Pizza sauce và topping là Bologneses sauce.
Nguyên liệu (1 Pizza đế mỏng đường kính 23-25cm)
1/2 công thức đế Pizza
6 thìa canh (khoảng 90ml) Pizza sauce (sốt cà chua kiểu Ý)
150gram thịt bò xay hoặc băm nhỏ
1/3 quả ớt chuông xanh – thái hạt lựu
1/4 củ hành tây nhỏ – thái hạt lựu
60-70gram pho mát Mozzarella bào sợi
1 củ hành khô – bóc vỏ, băm nhỏ
2-3 tép tỏi (tỏi nước ngoài thì 1 tép to) – bóc vỏ, băm nhỏ
2 thìa canh rượu vang đỏ (không bắt buộc)
Lá basil tươi
Muối, tiêu
Dầu olive
Cách làm
1. Bật lò 250 độ C trước khi nướng bánh từ 30-40 phút. Đặt pizza stone hoặc vật thay thế Pizza stone vào lò (mình dùng đế khuôn bánh tròn như trong hình (1), nhưng đế khuôn hơi nhỏ, mình nghĩ các bạn thay bằng khay rộng hơn thì tốt hơn)
2. Chuẩn bị phần topping của Pizza (Bolognese sauce) như sau:
- Bắc chảo lên bếp, để lửa to, đun nóng 1 thìa canh dầu Olive. Đợi dầu nóng thì phi thơm hành tỏi.
- Cho thịt bò vào xào (hình 2). Khi thịt chín khoảng 80% thì cho 3 thìa canh Pizza sauce & rượu vang (nếu có) vào chảo (hình 3-4). Hạ lửa vừa, xào đến khi thịt chín và sauce cạn bớt. Nêm lại muối, tiêu cho vừa ăn. Trút ra bát, để sang một bên.
- Ớt chuông và hành tây (đã thái hạt lựu) trộn với 1 thìa canh dầu Olive.
3. Đế Pizza nếu nhào bột mới thì sau khi tạo hình (tròn, chữ nhật…) để đế Pizza nghỉ khoảng 15-20 phút rồi xếp nhân. Nếu dùng bột Pizza đông lạnh thì để bột tự rã đông ở nhiệt độ phòng, tạo hình rồi xếp nhân luôn. Phần nhân mình xếp như sau:
Một lớp mỏng Pizza sauce (2-3 thìa canh)
Một lớp mỏng pho mát bào sợi
Sốt thịt bò bằm.
Ớt chuông, hành tây & lá basil tươi (nếu có)
Một lớp pho mát bào sợi lên trên cùng.
Phần sốt thịt bò với ớt chuông, hành tây và basil các bạn xếp xen kẽ sao cho nhân có màu sắc xanh đỏ hài hòa nhé
4. Chuyển Pizza vào lò nướng. Lò đã được bật trước từ 30-40 phút, 2 lửa, nhiệt độ 250 độ C. Khay nướng đặt ở nấc chính giữa hoặc thấp hơn một nấc (nếu lửa trên cao hơn lửa dưới). Thường là mình tạo hình Pizza trên 1 lớp giấy nến. Khi đưa bánh vào lò thì kéo cả lớp giấy nến này theo Pizza, lớp giấy này vừa giúp dễ di chuyển Pizza và cũng tránh cho Pizza bị dính vào Pizza stone (hoặc như mình dùng khay nướng bánh để thay thế) (Hinh 9).
Nướng Pizza ở nhiệt độ 250 độ C trong khoảng 12-15 phút, đến khi bánh chín vàng, pho mát hơi sôi lăn tăn là được. Dùng nóng. Pizza ăn không hết có thể bảo quản trong hộp kín, để ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 1 ngày. Khi ăn thì nướng lại ở 190-200độ C trong khoảng 5 phút, Pizza sẽ giòn trở lại.
Để làm ra được Pizza như vậy thì có một vài điểm cần lưu ý trong quá trình nhồi bột và nướng đế như sau:
1. Bột nhồi làm đế Pizza nên ẩm, ướt, nhão (tỉ lệ chất lỏng: bột cao).
Thường thì bột đế Pizza có thành phần nguyên liệu rất đơn giản, chỉ gồm các nguyên liệu cơ bản như bột mì, muối, men nở, nước, đường hoặc mật ong, cho nên độ ẩm của bột bánh ở đây được thể hiện qua tỉ lệ nước: bột trong công thức. Thông thường, nếu dùng bột làm bánh mì (bread flour) thì tỉ lệ giữa tổng lượng nước: tổng lượng bột trong công thức = 60% là tỉ lệ gần như được coi là chuẩn và cân bằng, thấp hơn (tức là ít nước hơn) sẽ làm bánh bị khô cứng. Cho nên với Pizza, tỉ lệ nước: bột ít nhất cũng phải bằng tỉ lệ 60% này. Tốt hơn nữa là tỉ lệ nước: bột dao động trong khoảng 65-68%.
Thật ra khi nước bằng 65% bột hoặc nhiều hơn là bột bắt đầu khá ướt và nhão rồi. Nhào bằng máy thì không vấn đề gì, chứ nhào bằng tay, nhất là bạn nào không quen sẽ thấy khá là vất vả. Cũng có một số mẹo để nhào bột có nhiều nước dễ hơn, mình sẽ viết cụ thể hơn trong phần công thức sau. Nhìn chung thì mình thấy nếu nhồi bột bằng máy, nên cho nước khoảng 67-68% bột, còn nhồi tay thì thấp hơn một chút: 63-65%, cố gắng giữ không để xuống thấp hơn 62% nhé.
2. Tạo hình đế Pizza bằng tay, không dùng cây lăn bột để cán
Trong tất cả các hướng dẫn làm Pizza mà mình đọc, cùng các video clip hướng dẫn làm Pizza của nước ngoài, mình không thấy có ai tạo hình Pizza bằng cách cán bột. Tất cả đều dùng tay để tạo hình đế Pizza (tròn hoặc chữ nhật…). Một số thợ chuyên nghiệp còn biểu diễn cả cách tạo hình Pizza theo kiểu xoay tròn trên tay hoặc tung lên không trung, kiểu như thế này:
Mình không có ý nói là cán bột làm đế Pizza là sai. Nhưng so với việc cán bột thì tạo hình Pizza bằng tay có một vài ưu điểm khá rõ là:
- Trước hết, bột Pizza khá ướt (nếu theo tỉ lệ nước như mình nói ở trên). Bột ướt sẽ khó cán vì dễ dính vào cây cán bột, muốn dễ cán hơn sẽ cần phủ kha khá bột áo lên mặt bột và cây cán bột -> làm cho bột khô hơn. Nói một cách khác, tạo hình bằng tay sẽ giúp giữ cho bột ẩm hơn là cán bột -> tốt hơn cho bánh.
- Thứ hai, tạo hình bằng tay sẽ giúp trong bột có nhiều bọt khí không đều nhau, khi nướng, nhờ các bọt khí này mà nhiệt phân tán nhanh hơn bên trong đế, giúp đế nhanh giòn nhưng vẫn đủ ẩm, làm cho đế nhẹ, giòn mà không bị cứng (“lý thuyết” này khá giống với khi làm các loại bánh mì vỏ giòn).
- Lý do cuối cùng – là dựa trên kinh nghiệm cá nhân thì mình thấy dùng tay nhanh và dễ tạo hình Pizza tròn hơn dùng cây cán bột nhiều, cho nên mình làm Pizza thường là dùng tay cho nhanh
3. Nướng Pizza ở nhiệt độ rất cao & sử dụng Pizza stone
Một trong những yêu cầu rất quan trọng nếu muốn có đế Pizza ngon là nhiệt độ nướng phải rất cao. Thông thường, các công thức mình đọc được đều hướng dẫn là nướng ở nhiệt độ tối thiểu là 250độ C. Cá biệt có một công thức (đoạt rất nhiều giải thưởng Best Pizza của US), hướng dẫn nướng ở nhiệt độ 370độ C Nhưng nhiệt độ cao vậy thì chắc là chỉ có lò nướng chuyên dụng mới có thôi, còn các lò nướng gia dụng thì mình thấy cao nhất là 250-270 độ C (lò nhà mình là 250 độ C). Tóm lại là khi nướng Pizza, tốt nhất nên vặn lò lên mức nhiệt độ cao nhất có thể. Ngoài ra, cũng nên làm nóng lò trước ít nhất 30 phút để lò có thời gian làm nóng đủ và bên trong lò đạt nhiệt độ cao đến mức tối ưu.
Yêu cầu thứ hai với việc nướng Pizza là cần có Pizza stone, là một tấm đá hoặc gạch có khả năng truyền nhiệt rất tốt. Pizza stone được làm nóng cùng với lò. Khi đưa Pizza vào nướng, phần đế Pizza tiếp xúc với tấm đá này sẽ được làm chín giòn trước, trong khi phần mặt trên vẫn đủ mềm.
Nói là vậy, nhưng không phải ai cũng có điều kiện mua Pizza stone. Mình cũng không kiếm được nên mình thay thế bằng cách dùng đế của khuôn nướng bánh (khuôn rời, gỡ phần đế ra). Các bạn cũng có thể dùng một chiếc chảo kim loại chịu và dẫn nhiệt tốt, hoặc khay nướng bánh dạng chữ nhật chẳng hạn. Lưu ý là các vật này sẽ được làm nóng cùng với lò, khi đưa Pizza vào nướng thì các vật này đã rất nóng rồi, nên tuy không hoàn hảo được như Pizza stone nhưng chắc chắn vẫn tốt hơn rất nhiều là không dùng gì
Đây là một vài điểm cần chú ý cơ bản khi nướng Pizza đế giòn. Phần tiếp theo mình sẽ viết công thức và cách làm cụ thể đế Pizza giòn nhé.
Bolognese Pizza (Pizza với sốt bò bằm cà chua kiểu Ý, ớt chuông xanh và pho mát Parmesan)
Nguyên liệu (3 Pizza đế mỏng đường kính 20cm)
225gram bread flour (hoặc bột mì đa dụng/ all purpose flour) (+ khoảng 10gram làm bột áo)
150gram nước
3gram (1/2 teaspoon) men instant
25gram dầu Olive
3gram (1/2 teaspoon) muối
10gram mật ong (có thể thay bằng đường)
* Lưu ý: lượng nước có thể thay đổi tùy theo loại bột sử dụng, xem thêm chú ý tại ĐÂY về việc điều chỉnh lượng nước trong bột làm đế Pizza
Cách làm
1. Cho bột, nước và men instant vào âu. Dùng thìa gỗ hoặc spatula quấy đến khi hòa quyện thành một khối (hình 1-2). Để bột nghỉ khoảng 20 phút. Nếu khí hậu hanh khô thì dùng một chiếc ăn ẩm đậy lên mặt âu. Bước này sẽ có các tác dụng là kích thích việc hình thành sợi Gluten trong bột, giúp tăng hương vị cho bánh và cũng giúp nhồi bột dễ hơn (nếu nhồi bằng tay).
2. Cho tất cả số nguyên liệu còn lại (gồm dầu Olive, muối, và mật ong) vào âu (hình 3). Dùng thìa gỗ hoặc spatula trộn đều. Để bột nghỉ thêm 10 – 15 phút nữa.
3. Đổ bột ra mặt bàn đã phủ một lớp mỏng bột áo. Nhồi bột trong khoảng 15 – 20 phút, đến khi có một khối bột mịn dẻo, đàn hồi (hoặc dùng máy nhồi bột trong khoảng 10-15 phút đến khi đạt) (hình 4-5).
* Lưu ý:
- Hỗn hợp bột Pizza khá ướt và nhão, đặc biệt là trong khoảng 5 phút đầu tiên sẽ thấy bột rất dính tay. Nhưng trong quá trình nhồi thì bột sẽ ngấm nước, Gluten phát triển, làm khối bột trở nên đàn hồi và “khô” dần. Các bạn có thể sử dụng thêm bột áo để nhồi bột dễ dàng hơn. Nhưng không nên vì thấy bột quá nhão trong giai đoạn đầu mà cho rằng bột chịu nước kém và tăng thêm bột, vì nếu ngay từ đầu đã nhồi dễ dàng thì bột sẽ dễ bị khô sau khi nhồi xong.
- Cách nhồi bột bằng tay các bạn có thể xem thêm hướng dẫn tại ĐÂY.
- Khối bột sau khi nhồi xong sẽ đàn hồi, ấn thử ngón tay vào thấy vết lõm phổng trở lại. Bột nhão và hơi dính, chạm ngón tay vào cảm giác hơi dính tay nhưng nhấc lên thì bột không dính theo tay.
4. Dùng chút dầu Olive xoa đều lên khắp khối bột. Cho bột vào bát, đậy khăn ẩm lên trên hoặc dùng nilon bọc kín. Ủ bột ở nhiệt độ phòng đến khi bột nở gấp đôi (tùy theo nhiệt độ mà thời gian ủ có thể dao động trong khoảng 45 phút – 90 phút, nhiệt độ càng cao thì bột nở càng nhanh, nhưng bột nở chậm sẽ cho bánh có mùi vị ngon hơn).
Thử bột bằng cách ấn 1 hoặc 2 ngón tay vào khối bột, sâu khoảng 1-2cm, nếu vết lõm giữ nguyên tức là bột đã ủ đủ (hình 6).
5. Sau khi bột đã ủ đủ thì lấy khối bột ra ngoài, dùng tay ép nhẹ cho khối bột xẹp bớt (không đấm mạnh và không cán).
Một công thức đế bánh như trên sẽ cho khối bột khoảng 380-390 gram, mình chia làm 3 phần, mỗi phần (125 – 130gram) đủ làm 1 Pizza đế mỏng đường kính 20cm. Nếu các bạn muốn làm bánh to hơn thì dùng nhiều bột hơn. Phần bột chưa dùng đến thì dùng nilon bọc thức ăn bọc kín để ngăn đá. Có thể bảo quản trong 1-2 tháng. Khi dùng các bạn để bột tự rã đông ở nhiệt độ phòng, rồi tạo hình, xếp nhân và nướng ngay vì trong thời gian rã đông bột sẽ tự nở thêm (tương đương với ủ lần 2).
6. Thường thì khối bột làm Pizza sẽ được vê tròn (cách vê tròn xem tại ĐÂY) nhưng không cần vê kĩ, chỉ cần có hình tròn cho dễ tạo hình (nếu làm Pizza đế tròn). Trước khi tạo hình nên rắc lên mặt bàn một lớp bột mỏng để khối bột Pizza không bị dính vào mặt bàn. Mình thường là dùng giấy nến (giấy nướng bánh) vì giấy nến cũng có tác dunjg chống dính và khi nướng có thể chuyển cả lớp giấy nến này vào lò nướng. Ngoài ra, nếu làm Pizza tròn các bạn cũng có thể lấy 1 vật hình tròn làm khuôn để dễ tạo hình. Mình dùng đế của khuôn đế rời hình tròn (gỡ riêng phần đế ra để dùng) (hình 7).
Tạo hình đế Pizza: Dùng ngón tay ép hoặc ấn nhẹ, dàn bột thành hình tròn, phần rìa hình tròn các bạn có thể làm dày hơn một chút (hình 8). Trong quá trình tạo hình bột có thể sẽ co lại, điều này là hoàn toàn bình thường. Cách khắc phục là các bạn cố gắng dàn bột rộng đến hết mức có thể (vd: khoảng ½ khuôn). Khi bột có biểu hiện bị co thì để bột nghỉ khoảng 5 phút rồi tiếp tục tạo hình. Khoảng thời gian nghỉ này sẽ giúp các sợi Gluten trong bột “quen” với hình dạng mới (là hình tròn) và không đàn hồi nữa.
Sau khi đã dàn bột mỏng (khoảng 3 mm) thì để bột nghỉ thêm khoảng 15-20 phút. Nếu trời hanh khô thì phủ một lớp nilon lên để cho bột không bị khô.
7. Làm nóng lò nướng và Pizza stone ở 250 độ C – chế độ hai lửa. Nếu không có Pizza stone thì có thể dùng 1 vật khác thay thế (lý do tại sao nên dùng thì xem tại ĐÂY).
Mình dùng 1 trong 2 thứ trong hình (9) và (10) để thay cho Pizza stone. Trong hình (9) là đế của khuôn đế rời hình tròn. Hình (10) là khay làm bánh cuộn. Những thứ này đều được làm nóng cùng với lò. Tốt nhất là các bạn bật lò trước khi tạo hình đế Pizza để có đủ thời gian làm lò nướng thật nóng (thông thường để nướng Pizza thì lò được bật tối thiểu 30 phút trước khi nướng bánh).
8. Xếp nhân lên trên đế bánh. Một vài chú ý với việc xếp nhân là:
- Không nên xếp quá nhiều nhân, lớp nhân mỏng sẽ cho bánh ngon hơn.
- Nếu sử dụng các loại sauce thì nên dùng sauce lỏng một chút, vì sauce sẽ đặc lại trong quá trình nướng.
- Nếu có sử dụng các loại rau tươi hoặc lá gia vị tươi (như basil tươi) thì nên trộn với dầu Olive và xếp ở dưới lớp pho mát, tránh để các loại rau này bị cháy
- Nếu có sử dụng thịt hun khói, salami hay xúc xích thì có thể xếp lên trên cùng để khi nướng xong các nguyên liệu này có độ giòn. Còn nếu là các loại thịt hay hải sản tươi sống thì nên làm chín trước vì thời gian nươngs Pizza khá ngắn, khoảng 10-12 phút, đôi khi sẽ không đủ để làm chín các loại thịt tươi.
- Pho mát thường sử dụng là Mozzarella. Nhưng các loại pho mát khác như Cheddar, Parmesan cũng có thể được dùng, và đều có thể tạo ra lớp pho mát chảy, có thể kéo sợi trên mặt bánh, với điều kiện là pho mát chất lượng tốt.
Thường là mình xếp nhân theo thứ tự: 1 lớp Pizza sauce – 1 lớp pho mát mỏng – 1 lớp rau và thịt xen kẽ – 1 lớp pho mát mỏng ở trên cùng.
9. Nướng bánh trên Pizza stone ở 250 độ C, khay chính giữa lò. Nướng trong khoảng 10-12 phút, đến khi đế bánh vàng nâu và hơi có một vài vết cháy xém (nếu dùng pho mát thì pho mát sẽ hơi “sôi” lăn tăn). Không nên nướng lâu hơn vì có thể làm đế bánh bị khô hoặc cứng. Bánh làm nhiều ăn không hết có thể bảo quản trong tủ lạnh trong 1 ngày, khi ăn nướng lại ở 190-200 độ C trong khoảng 5-7 phút, bánh sẽ giòn trở lại.
———————
Đến đây thì coi như là xong hết về “Pizza cơ bản” rồi. Từ công thức đế này và công thức Pizza sauce, các bạn có thể thêm các nguyên liệu khác cho phần nhân là có Pizza ngon lành theo khẩu vị của riêng mình. Ở các bài tiếp theo mình sẽ giới thiệu một vài công thức Pizza mà mình đã thử (và rất thích) nhé
Để làm ra một chiếc Pizza, về cơ bản sẽ cần 3 phần chính và mình cũng sẽ viết bài theo 3 phần này nhé, cụ thể là gồm:
Pizza dough: Đế bánh Pizza cơ bản & một vài chú ý khi làm Pizza đế giòn Pizza sauce: Sốt cà chua dùng cho Pizza hay Pasta. Pizza topping: Cách làm phần “nhân” của một số loại Pizza cơ bản.
Pizza sauce mà mình giới thiệu dưới đây là loại sốt cà chua theo kiểu Ý, mình học được từ một đồng nghiệp, cách làm đơn giản nhưng về mùi vị thì mình rất thích, đậm chất Ý nhưng vẫn rất phù hợp với khẩu vị của người Á Đông. Sauce này ngoài dùng với Pizza thì các bạn còn có thể dùng để ăn mỳ Ý nữa, hoặc dùng làm sốt cà chua cho món thịt viên chiên (trong Meatball Spaghetti) chẳng hạn. Tóm lại là rất tiện lợi.
Nguyên liệu (làm được khoảng 450-480ml sauce, đầy lọ trong hình)
400gram cà chua chín
60ml (4 thìa canh) tương cà Ketchup
1 củ hành tây (khoảng 50 gram)
1 nhánh cần tây (không bắt buộc)
4-5 tép tỏi (hoặc 2 tép tỏi to nếu là tỏi của nước ngoài) (khoảng 5gram)
2 thìa cafe Oregano khô
2 thìa cafe Basil khô
2/3 thìa canh đường
1 thìa cafe muối
1 nhúm nhỏ tiêu xay
2 thìa canh bơ nhạt (unsalted butter)
* Oregano và Basil là hai loại gia vị gần như bắt buộc để tạo nên hương vị cho Pizza sauce theo công thức này. Ở Việt Nam các bạn có thể tìm mua hai loại gia vị này tại các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh hoặc các siêu thị bán đồ thực phẩm Tây.
Cách làm
1. Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cà chua dùng dao nhọn khía vài đường trên vỏ, nhúng cà chua vào nước sôi khoảng 1 phút, lớp vỏ cà chua sẽ bong ra, bóc rất dễ. Sau khi bóc vỏ thì bổ làm đôi hoặc bốn, bỏ ruột, thái hạt lựu phần thịt cà chua (hoặc để tiết kiệm tất cả những khâu này thì các bạn có thể dùng cà chua tươi đóng hộp giống mình ).
- Hành tây bóc vỏ, băm nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Cần tây băm nhỏ.
Mình cho tất cả vào chopper quay 1 phút thôi… hihi… thành phẩm đây, rất nhỏ & không bị nước mắt dàn dụa vì thái hành
2. Bắc chảo lên bếp, để lửa gần to nhất. Cho bơ vào chảo. Khi bơ vừa chảy hết thì cho hành tây và cần tây (nếu dùng cần tây) vào, hạ lửa vừa. Xào hành tây trong khoảng 2-3 phút, đến khi dậy mùi thơm và hành mềm. Cho cà chua, ketchup và tỏi vào, chuyển lửa to, đảo đều đến khi cà chua nhuyễn (có thể sẽ cần cho thêm ít nước nếu hỗn hợp trong chảo quá khô).
3. Nêm muối, đường cho vừa ăn. Sốt sẽ có vị chua nhẹ, mặn vừa và hơi có một chút xíu ngọt. Cho Oregano và Basil. Khuấy đều rồi hạ lửa nhỏ, để hé vung, đun liu riu, thi thoảng quấy đều. Đun khoảng 20 phút, đến khi hỗn hợp mềm nhuyễn và hơi sệt là được. Các bạn cũng có thể dùng máy xay để xay sốt cho nhuyễn mịn hẳn, mình thì không xay vì thấy như thế này là rất ổn rồi. Để sốt nguội rồi dùng hoặc cất đi.
Nếu làm nhiều sốt thì có thể đựng trong hộp hoặc lọ sạch, đậy kín, để ngăn mát tủ lạnh được khoảng 3-4 ngày, hoặc chia nhỏ để ngăn đá từ 1-2 tháng.
300gram hải sản (mình dùng 150gram cá hồi & 150gram tôm)
½ củ hành tây nhỏ – băm nhỏ
1 tép tỏi to (hoặc tỏi VN thì 2-3 tép) – bóc vỏ, băm nhỏ
1 thìa dầu Olive
10gram bơ
10gram bột mỳ
50ml sữa tươi không đường
50ml kem tươi (whipping cream)
Pho mát Parmesan (không bắt buộc)
Rượu vang trắng
Muối, tiêu
Một loại pasta sợi dài bất kì (mình dùng Capellini)
Cách làm
1. Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rạch sống lưng lấy chỉ đen, rửa sạch, thấm khô. Cá hồi rửa sạch, thấm khô, thái miếng nhỏ vừa ăn. Ướp tôm & cá với chút muối (hoặc bột canh), tiêu, 1 thìa nhỏ rượu vang trắng & một nhúm nhỏ bột gừng. Rượu và gừng có thể bỏ qua, nhưng muối & tiêu nên ướp trước cho tôm & cá đậm đà. Để khoảng 30 phút cho tôm cá ngấm gia vị
2. Đun sôi một nồi nước to. Đợi nước sôi thì nêm muối (nhạt hơn nấu canh một tẹo), cầm cả nắm mỳ thả vào nồi, để cho mỳ tự trôi xuống nước. Thi thoảng khuấy đều cho mỳ khỏi dính. Luộc theo thời gian chỉ dẫn trên bao, đến khi mỳ vừa chín đạt al dente (mỳ chín mềm, không còn vị sượng cứng của mỳ sống, nhưng vẫn đủ dai, không bị nát). Đổ mỳ ra rổ, xóc cho ráo nước –không xả nước lạnh. Trộn mỳ với 1 thìa dầu Olive để sợi mỳ không bị vón, dính lại với nhau.
Trong lúc luộc mỳ (thường mất từ 8-10 phút) thì làm sốt kem hải sản như sau:
3. Làm sốt kem: Đun nóng chảo (lửa vừa). Cho bơ vào, đợi bơ chảy hết thì cho bột mỳ vào, đảo nhanh tay để bột mỳ khỏi bị vón hay dính. Sau khoảng 2 phút, bột mì chín vàng thì cho sữa tươi & kem tươi, khuấy đều (đừng đun quá tay làm cháy bột mỳ nhé). Hỗn hợp kem sẽ hơi sệt. Nếu các bạn thấy quá loãng thì đun nhỏ lửa cho kem đặc lại, còn quá sệt thì cho thêm sữa. Nêm một chút xíu muối (ít thôi vì tôm & cá hồi cũng mặn rồi). Đổ sốt ra bát, để sang một bên.
Pho mát không bắt buộc, các bạn có thể cho thêm vào sốt tùy sở thích, mình cho thêm khoảng 1 thìa cafe Parmesan bào vụn. Nếu dùng pho mát thi không cần phải cho muối vì pho mát cũng hơi mặn rồi.
4. Xào hải sản: rửa sạch chảo hoặc dùng một cái chảo sạch khác. Để lửa to, đun nóng 1 thìa dầu Olive rồi cho hành tây vào, phi thơm. Cho tôm, cá & tỏi băm vào chảo, xào đến khi tôm & cá vừa chín tới. Hạ lửa vừa, cho khoảng 3 thìa canh rượu vang trắng vào chảo, đảo đều & đun cho rượu bay hơi hết. Cuối cùng cho sốt kem vào, đảo đều. nêm lại muối, tiêu cho vừa ăn.
5. Sắp mỳ ra đĩa, Dội sốt kem lên trên. Dùng nóng (ngon hơn nếu có một ly vang lạnh đi kèm )
Khi bạn bắt đầu làm quen với việc bếp núc, nấu các món Âu & làm bánh trái, bạn sẽ làm quen với “bơ các loại”, nhất định là vậy! Và sự phong phú của “bơ các loại” sẽ khiến bạn bối rối không ít, thật sự là vậy!
Người ta nói rằng những loại bơ tốt nhất hầu hết đều là bơ của Pháp. Đó là các loại bơ ngọt, bơ lạt có vị ngọt nhẹ. Ngoài các loại bơ của Pháp, các loại bơ được ưa chuộng khác như bơ Australia, New Zealand, Denmark, Ireland và England thường là các loại bơ pha trộn.
Bơ được làm từ sữa, bất kỳ loại sữa nào. Ví dụ, bơ ở Ấn Độ được làm từ sữa trâu, bơ ở vùng Trung Đông được làm từ sữa cừu. Về cơ bản, người ta chỉ chia bơ làm 2 loại: “sweet cream” và “lactic”. Người tiêu dùng thì lại chú ý đến cách phân loại khác là: “bơ lạt” hay “bơ mặn”.
Bơ rất dễ dàng "thẩm thấu" mùi của các loại thực phẩm khác, bạn nên gói chúng thật kỹ rồi mới cất - tốt nhất là trong giấy bạc hoặc túi nilon kín. Để cắt một thỏi bơ lạnh dễ dàng, bạn có thể bọc dao trong một lớp màng bọc thực phẩm rồi cắt; hoặc một cách khác là bạn làm nóng dao trong nước nóng rồi nhanh chóng lau khô và dùng để cắt bơ ngay lập tức. Muốn làm mềm bơ lạnh một cách nhanh chóng, bạn có thể cho thỏi bơ vào lò vi sóng với 1/2 công suất, để thời gian khoảng 30 giây. Một cách khác tốn nhiều công hơn một chút là bạn có thể dùng dụng cụ bào để bào mỏng bơ rồi để ở nhiệt độ thường khoảng 10 phút, bơ cũng giảm lạnh và mềm hơn đáng kể Khi bạn dùng bơ trên chảo cho các món chiên rán, cần lưu ý làm nóng chảo với bơ ở lửa thấp. Nhiệt độ nóng chảy của bơ nằm trong khoảng từ 27ºC - 35ºC, nếu bạn dùng lửa vừa - lớn để làm tan bơ sẽ rất dễ dẫn đến việc bơ bị cháy khét, biến chất và mất ngon. Nếu bạn cần dùng bơ như một loại dầu ăn ở nhiệt độ cao, tốt nhất bạn dùng bơ đã tách sữa. Bơ tách sữa khó tìm trên thị trường, có một cách đơn giản để tự làm loại bơ này. Trước tiên bạn đun chảy một thỏi bơ nhạt cho tan hết, vừa đun vừa khuấy nhẹ, đều tay; sẽ có lớp bọt nổi lên, bạn hớt bỏ hết lớp bọt này và tiếp tục đun, khuấy và hớt đến khi không còn bọt nữa thì phần bơ còn lại là bơ đã tách sữa. Lớp bọt bạn hớt đi chính là bọt sữa. Với cách làm này bạn luôn cần nhớ là phải đun thật nhỏ lửa thôi nhé!
1. Unsalted/sweet butter (bơ lạt, bơ ngọt)
Đây là loại bơ có vị ngọt nhẹ & hương thơm nhẹ, thường được dùng để làm các loại pastries ngọt, làm các loại cakes. Người ta cũng dùng bơ này để phết lên ăn với bánh mì. Loại bơ này chỉ nên để trong tủ lạnh khoảng 2 tuần, nếu để trên tủ đá thì có thể để 6 tháng.
Trong nấu ăn, bơ nhạt được ưa chuộng hơn bởi chúng không làm ảnh hưởng tới vị của món, ngoài ra chúng cũng thường được dùng để chống dính cho chảo hay khuôn làm bánh. Bạn không bao giờ nên dùng bơ mặn để chống dính cho khuôn làm bánh, vì chúng có thể gây ra tác dụng ngược.
2. Salted butter (bơ mặn)
Ngày xưa, khi làm bơ, người ta chỉ làm salted butter (bơ mặn) với mục đích là để dự trữ cho mùa Đông – mùa mà không làm bơ tươi được. Ngày nay thì “bơ mặn” thuộc loại “bơ gia vị”. ”Bơ mặn” có thể trữ được lâu hơn “bơ lạt” hay “bơ ngọt”. Bơ mặn có thể để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tháng, trong khi đó bơ nhạt chỉ nên để khoảng 2 tuần. Bạn nên để bơ ở gần chỗ lạnh nhất có thể trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu cất trong ngăn đá tủ lạnh thì cả hai loại bơ có thể để được tới 6 tháng.
Tùy vào các nhãn hiệu bơ khác nhau mà hàm lượng muối trong bơ sẽ khác nhau. Do đó người tiêu dùng thường xuyên sẽ “cật lực” để tìm ra loại bơ hợp với khẩu vị của họ nhất.
3. Sweet cream butter
Loại này người ta còn gọi là “bơ kem tươi”, được làm từ “kem non”. Người ta cũng vẫn làm “bơ kem tươi” ở 2 dạng “mặn” hoặc “lạt”. Loại này rất phổ biến & được ưa chuộng tại Mỹ vì là nó mềm hơn, “kem kem” hơn, béo béo hơn loại thông thường.
Có thể hình dung dễ dàng sự khác biệt giữa “sweet cream butter” & “butter”: 1 đằng là đậu hủ non, và 1 đằng là đậu hủ.
4. Lactic butter
Loại này là bơ truyền thống của Đan Mạch, Hà Lan & Pháp. Kem được diệt-khuẩn-bằng-phương-pháp-Pasteur, sau đó được cấy khuẩn để tạo thành bơ, và rồi được diệt-khuẩn-bằng-phương-pháp-Pasteur 1 lần nữa để làm ngưng quá trình ngậy bơ. Đấy, là ra cái loại bơ này.
5. Whey butter
Đây là sản phẩm phụ của quá trình làm cheese (phô mai, phó mát). Trong quá trình làm cheese, khi người ta làm ráo cheese, nước sữa rỏ xuống từ cheese sẽ được dành lại. Và sau đó họ tách phần kem còn lại trong nước sữa đó để làm thành whey butter. Loại bơ này có vị mặn, vẫn còn hương của cheese, và không bán đại trà, chỉ mua trực tiếp từ các chỗ làm cheese thôi.
6. Concentrated butter
Loại này thường chỉ được sử dụng trong nấu ăn, vì là “bơ đặc” cho nên nếu dùng 90g bơ thường thì chỉ cần dùng 75g bơ loại này. Nếu dùng loại này để làm bánh trái thì phải thêm nước vào. Tuy nhiên, loại này trữ được khá lâu trong tủ lạnh, khoảng 3 tháng.
7. Margarine
Cùng với bơ, ngày nay do người tiêu dùng chú tâm đến sức khỏe nên họ dùng margarine thường xuyên, gần xấp xỉ tương đương với bơ. Người ta đã phải mất 30 năm nghiên cứu mới làm được margarine có hương vị như bơ. Tuy nhiên, bơ tan chảy với nhiệt độ (độ ấm) của máu vì vậy mà bơ có thể tan ngay trong miệng. Điều này thì margarine chưa biết bao giờ mới đạt đến. Do đó, hầu như margarine chỉ được dùng để thay thế bơ trong nấu ăn & làm bánh trái, chưa thay thế bơ ở cái khoản phết phết trét trét lên bánh mì…
Hầu hết margarine được làm bằng chất béo thực vật. Nhưng chỉ là “hầu hết” thoai, 1 số nhãn hàng họ vẫn pha trộn chất béo thực vật, sữa & mỡ động vật để làm nên margarine.
Nếu dùng margarine thay thế bơ thì nên biết chắc là hương vị không được đậm đà như bơ. Và margarine cũng không phù hợp dùng để chiên xào vì hàm lượng nước trong maragarine cao. Nếu bạn dùng margarine “mềm” thì sẽ phù hợp cho cakes, nhưng không phù hợp cho pastry. Thêm nữa, không nên dùng margarine để thoa vào khuôn nhằm chống dính, vì margarine dễ tan chảy, và trở nên “rít” khi gặp nhiệt độ cao.
8. Shortening
Tuy rằng trong tiếng Việt hay gọi shortening là “mỡ trừu/cừu” nhưng shortening thường được pha trộn và làm từ mỡ heo & dầu thực vật. Bản thân shortening là péo dù rằng chẳng ngửi được tí gì béo, và nó giúp cho vỏ bánh (dùng shortening) trở nên xốp xốp hơn.
Túm lại bằng 1 sự thật: các đầu bếp chuyên nghiệp đều vẫn ưa chuộng sử dụng bơ cho nấu ăn & làm bánh trái, họ không muốn thay thế bằng bất cứ thành phần nào gần-giống-như-bơ cả. Vì vậy mà, nếu ăn ở ngoài hàng, mua bánh trái ở ngoài hàng nhiều thì vẫn là tọng tọng tọng bơ péo vào người thoai. Ăn bơ ở nhà vẫn tốt hơn vì còn có thể gia giảm được liều lượng
* Cường Dung (Cống Quỳnh, khúc gần Trần Hưng Đạo)
* Hớn Phong trên 3/2 (đối diện bánh Đức Phát)
* Kim Trinh trên Hàm Nghi (gần Như Lan)
* Sạp Châu Muội chợ Bến Thành
* Metro (các loại cheese, bơ, cream)
Nơi mua khuôn:
* Sạp Kim Trân chợ Bến Thành
* Entek - Nguyễn Hữu Cảnh
* Fivimart - Phú Mỹ Hưng (ít chủng loại nhưng lại có khuôn chống dính vừa đẹp vừa rẻ)
* Chợ An Đông
* Metro (thỉnh thoa3ng có bán khuôn silicon)
Một số nguyên liệu đặc biệt đã dùng:
* Nutmeg: mua ở Cường Dung (CD) hoặc quầy gia vị ngoại nhập ở hầu hết các siêu thị lớn: Big C, Maximart 3/2, Fivimart, Superbowl…
* Whipping cream: siêu thị, quầy bơ sữa. Nếu thỉnh thoang mới làm bánh nên mua ho^.p nhỏ 250ml, tiện bảo quản (để ngăn mát, ko để ngăn đá)
* Bơ: thường là xài bơ lạt (non-salted butter), có bán ở tất cả các siêu thị, bơ Anchor rẻ hơn Presisent, bảo quản ngăn mát
* Topping cream: dùng để làm kem sữa tươi khi trang trí bánh kem, mua ở CD, hiệu Vivo thường được sử dụng, bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh, trước khi xài rã đông 8h trong ngăn mát
* Chocolate đen: dùng pha lỏng chế lên bánh, mua ở CD
* Creamcheese: dùng làm cheesecake, thường xài loại 250g của Philadenphia, mua ở Metro, Fivimart, CD có bán loại 1kg của Anchor, bảo quản ngăn mát
* Men (instant dry yeast): dùng làm bánh mỳ, pizza; mua ở CD
* Lá thơm origan, basil: dùng rắc lên pizza, spaghetti; mua ở quầy gia vị ngọai nhập của các siêu thị
* Sốt cà: dùng làm pizza, mỳ Ý; mua ở quầy có mỳ Ý trong các siêu thị
* Phô mai mozarella: rắc trên pizza; mua ở quầy cheese, hầu như siêu thị nào cũng có
* Cake flour: dùng làm bánh bông lan; mình thường mua lọai Miko, có bán trong siêu thị
* Cream of tartar: dạng bột, dùng đánh lòng trắng trứng; mua ở CD
* Bột nổi (baking powder): giúp làm nở bánh; mua ở CD, chợ
* Dầu canola (dầu hạt cải): dùng làm chiffon; mua ở siêu thị (cụ thể là Fivimart, gian hàng dầu ăn, hiệu Simply)
* Galetine: dạng lá hoặc bột, dùng làm đông (giống rau câu); mua ở CD Bột nổi trong bánh pizza còn gọi là men bánh mì dùng để làm các loại bánh mì pháp, bạn có thể mua ở các cửa hàng dọc theo đường Hàm Nghi, loại này bán trong túi hút chân không
Là một loại gia vị nêm có vị ngọt, màu vàng nhạt, dạng chất lỏng hơi đặc hơn nước một tí. Thành phần khoảng 40%~50% chất đường và 14% rượu.
Được tạo ra do quá trình chuyển hoá tinh bột thành đường lên men từ mạch nha lúa gạo và nếp trộn với rượu.
Mirin dùng để nêm các món kho, món nướng nhằm làm cho món ăn khi nấu xong có độ bóng. Vì trong thành phần của mirin có chất rượu nên có thể làm khử mùi tanh của cá, và có tác dụng như là chất dẫn giúp cho gia vị nhanh thấm vào thức ăn, mà không làm cho nguyên liệu nấu món ăn bị vỡ bễ. Ngoài ra, mirin làm tăng độ ngọt tự nhiên cho đồ ăn. Món kho, nướng có nêm mirin sẽ ngọt, thơm và có màu sắc đẹp hơn.
**Rượu nấu ăn(料理酒):
Được làm từ gạo, chỉ dùng để nấu ăn, thường được ghi “không được uống” trên nhãn chai. Thành phần rượu gạo nấu ăn thông thường gồm 82% nước, 15% rượu, amino acid 3%.
Rượu nấu ăn có tác dụng khử mùi tanh của thịt cá, làm cho thức ăn mềm và tăng hương vị cho đồ ăn.
Tuy nhiên, nếu dùng loại rượu gạo nguyên chất, ngon, uống được, độ cồn cao là tốt nhất vì sẽ làm cho món ăn ngon hơn.
Cách chọn rượu nấu ăn ngon: tốt nhất là loại có độ cồn trên 16 độ, rượu tinh chất được làm từ gạo, có thành phần amino acid cao, rượu uống được.
**Nước tương Nhật Shouyu(しょうゆ):
Được làm từ nguyên liệu chính là đậu nành và luá mì.
Có rất nhiều loại: nước tương nhạt, nước tương đậm, nước tương trắng (màu gần như màu nước mắm nhĩ), nước tương ăn cá sống, nước tương có gia vị cá, rong biển,…
**Dấm(酢): có nhiều loại:
Dấm làm sushi(すし酢): có vị ngọt, mặn, chua dùng để làm cơm sushi.
Ponzu: dấm làm từ nước trái cây có vị chua cùng họ cam.
Dấm ngọt: dấm có pha đường tạo vị ngọt.
Công dụng của dấm:
Diệt khuẩn, làm cho thức ăn lâu hư. (Mẹo nhỏ để trữ cá sống tươi lâu bằng cách bôi lên bề mặt cá một ít dấm)
Làm củng cố chất đạm
Loại bỏ thành phần nước có trong nguyên liệu, làm cho gia vị dễ thấm vào nguyên liệu
Giúp làm giảm mủ trong rau củ quả, làm tẩy trắng nguyên liệu
Làm trung hoà mùi tanh của cá
Dấm hút chất calcium làm cho xương nhanh mềm
Giảm vị béo
**Misô (みそ)
Là một trong những gia vị không thể thiếu trong món ăn Nhật.
Nguyên liệu chính làm nên misô là đậu nành. Dùng men và muối trộn vào đậu nành rồi để lên men.
Có các loại: misô trắng SHIRO MISO, misô đỏ AKA MISO, misô trắng/đỏ có gia vị/ không có gia vị.
Hình trên là miso trắng, không có gia vị.
**Bột nêm vị cá ngừ katsuodashi (本かつおだしの素)
được làm từ cá ngừ. Ngoài ra còn có các thành phần phụ thêm vào như là muối, đường, bột sữa,…
Mẹo nêm các gia vị theo thứ tự trước sau của Nhật được tóm gọn lại theo thứ tự mẫu tự trong bảng chữ tiếng Nhật, đó là: さ・し・す・せ・そ(sa/shi/su/se/so)
さ(砂糖 酒)satou sake : đường, rượu
し(塩) shio : muối
す(酢) su : dấm
せ(醤油)shouyu: nước tương
そ(みそ)miso : đậu tương miso
Thứ tự nêm gia vị ở trên được rút ra từ phản ứng hoá học của mỗi loại gia vị khi được nêm vào thức ăn. Cách nêm các gia vị vào món ăn vào thời điểm nào được cho là yếu tố quan trọng để tạo được vị món ăn ngon đậm đà.
Phô mai là loại thực phẩm vô cùng phổ biến và được ưa chuộng ở các nước phương Tây tuy nhiên với không ít người Việt nó cũng đã dần trở nên quen thuộc. Cheese là một sản phẩm mà trong thành phần có chứa nhiều protein và chất béo từ sữa, thường là các loại sữa bò, dê, cừu. Cheese có nguồn gốc từ phương Tây, người Việt Nam vẫn gọi cheese với tên gọi chung là phô mai (có lẽ là do cách đọc chệch đi của từ tiếng Pháp "fromage" – có nghĩa là cheese). Có hàng trăm loại phô mai khác nhau trên thế giới, được sử dụng rất phổ biến trong các món Tây. Chỉ đơn cử món Ý, nếu không có phô mai thì sẽ không có thứ gọi là ẩm thực Ý. 2 món ăn nổi tiếng nhất thế giới của Ý là pasta và pizza sẽ không tồn tại nếu thiếu phô mai. Có câu nói, dịch đại ý là, nếu như người Pháp nấu ăn với nước và rượu thì người Ý nấu pasta với nước và phô mai.
Có những loại phô mai được dùng riêng trong nấu ăn, có những loại dùng riêng cho làm bánh và có những loại dùng được cho cả làm bánh và nấu ăn. Có loại phô mai cứng và loại phô mai mềm. Phô mai được bán dưới dạng những khối phô mai lớn, khối nhỏ đóng túi, đóng hộp, cắt lát, hoặc bào vụn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua những loại phô mai được dùng phổ biến nhất.
- Nếu bạn mua phô mai với lượng vừa phải và định dùng hết trong 1-2 ngày thì bạn không cần phải cất chúng trong tủ lạnh mà có thể để ở nhiệt độ phòng. Chỉ nên cất phô mai trong ngăn mát của tủ lạnh, không nên mua nhiều và cất trong ngăn đá sẽ làm giảm chất lượng và mùi vị của phô mai.
- Khi cất phô mai, bạn nên gói chúng trong giấy nến - không nên dùng màng bọc thực phẩm để bọc chặt. Phô mai cần được "thở" - việc gói phô mai không quá chặt giúp chúng tiếp tục có được thêm hương vị hấp dẫn hơn. Nếu có thể bạn nên để chúng trong những chiếc hộp đựng thực phẩm kín và cất trong ngăn mát tủ lạnh.
- Loại phô mai càng cứng thì càng có thể giữ được lâu hơn.
- Phô mai xanh (blue cheese) - loại phô mai được rất nhiều người yêu thích khi dùng chung với các món salad - có chứa các vi khuẩn và các vi khuẩn này có thể dễ dàng truyền sang các loại thực phẩm khác nên tốt nhất nếu bạn dùng nó thì nên có một ngăn nhỏ dành riêng cho phô mai xanh trong tủ lạnh.
- Miếng phô mai bạn mua ở cửa hàng trông hoàn toàn bình thường, tuy nhiên nếu để một thời gian mà nó bị mốc phía ngoài thì bạn đừng vội vứt bỏ nó, hãy cắt bỏ một lớp phô mai khoảng 1,5cm và tiếp tục dùng phần bên trong nhé - điều này là hoàn toàn vô hại đối với sức khỏe của bạn.
- Phần phô mai cứng phía bên ngoài cục phô mai có thể được dùng để gia tăng hương vị cho các món hầm và súp sẽ rất ngon.
- Nếu bạn cần bào nhỏ phô mai nhưng cảm thấy thật khó khăn bởi chúng cứ dính vào lưỡi dao, rất đơn giản là bạn chỉ việc bôi một lớp dầu ăn lên lưỡi dao trước khi bào thì phô mai sẽ không còn dính nữa. Ngoài ra bạn nên bào phô mai ngay khi chúng vừa được lấy từ tủ lạnh ra, phô mai lạnh còn hơi cứng sẽ dễ bào hơn.
- Trong một số món ăn có sử dụng phô mai Mozzarella hay Swiss mà bạn không muốn nó kéo sợi khi ăn thì trước khi thêm phô mai vào món ăn bạn hãy cho vài giọt nước cốt chanh hoặc rượu vào món ăn trước cho phô mai nhé!
(Nguồn: http://afamily.vn/)
Từ sữa bò, cừu hay dê cho ra các mùi vị phômai khác nhau, chưa kể cách chế biến và khí hậu cũng tạo ra những sản phẩm đặc trưng mang dấu ấn từng nông trại. Do vậy, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu ta chưa biết hết thế giới đầy cám dỗ này. Tuy nhiên, thưởng thức 50 loại trong một buổi tối có vẻ là một “thoả hiệp” tốt. Bếp trưởng người New Zealand Matt Coates đã mời chúng tôi đến với tiệc buffet Phômai của ông vào một tối thứ sáu tại khách sạn Sofitel Saigon Plaza và tự hào cho biết: “Đây là tiệc buffet phômai đầu tiên tại Việt Nam, là cơ hội tuyệt vời để thưởng thức hơn 50 loại phômai châu Âu nổi tiếng”. Các loại phômai ở đây đều được nhập khẩu từ châu Âu bởi dòng họ Mons Fromagerie, nhà cung cấp cho các gia đình hoàng tộc.
1. Phô mai Parmesan:
Phô mai Parmesan
Là tên gọi tắt của loại phô mai Parmigiano-Reggiano. Đây là loại phô mai đặc trưng nhất trong món pasta.
Cho những ngày bận rộn, tôi thích bữa ăn đơn giản bằng món pasta hoặc salad trộn với phômai Parmesan. Loại phômai cứng, làm từ sữa bò và phải mất tối thiểu một năm đến hai, ba năm ủ để đạt độ “chín” này khi ăn phải bào vụn, bào sợi, bào lát. Vị mặn và béo vừa của sữa lên men khiến ta thèm thuồng nhưng cũng vì thế mà không dám dùng nhiều, sợ ngấy.
Parmesan có thể dùng để ăn ngay hoặc để nấu trong các món ăn. Khi ăn, parmesan thường phải bào vụn, bào sợi, thái lát hoặc cắt thành vụn nhỏ.
Nếu bạn từng ăn món mỳ Ý (spaghetti) và các loại pasta Ý nói chung thì phần phô mai cho thêm vào món thường là phô mai Parmesan. Ngoài được cho thẳng vào món ăn, chúng thường được bào vụn, cho vào hũ để khi ăn, nếu thích béo, bạn có thể rắc thêm ít phô mai cho vừa miệng.
Pho mai Parmesan bột B.Zelachi 100g
Pho mai Parmesan bột là loại thực phẩm vô cùng phổ biến và được ưa chuộng ở các nước phương Tây và ngày càng được các bà nội trợ Việt Nam tin dùng.
Trọng lượng: 100g
Thành phần: Sữa, men, muối ăn
Mùi vị: Mùi nhẹ, béo, mềm
Cách dùng: Kẹp với bánh Sandwich,rắc lên mỳ Spaghetty,dùng trong các món như hào nướng phomai,bò nướng phomai
Xuất xứ: Pháp
Nhà phân phối: Công ty cổ phần Đại Tân Việt
Giá bán lẻ: 65.000đ
2. Phô mai Mozzarella:
Bếp trưởng Matt giới thiệu: Nếu muốn thưởng thức độ dai và dính của phômai Mozzarella thì phải gọi pizza. Pizza dù là loại nhân gì, bánh mỏng hay dày mà không phải dùng Mozzarella hảo hạng thì không thể là pizza ngon. Loại phômai này có nguồn gốc từ Ý, được xếp vào nhóm cream cheese. Ở dạng tươi, mozzarella khá mềm, có màu từ trắng đến ngã vàng tuỳ theo chế độ ăn uống của con trâu hay bò được lấy sữa. Truyền thống thì mozzarella tươi được làm và ăn ngay trong ngày. Do có độ ẩm lớn nên mozzarella tươi có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng một tuần. Những loại mozzarella đã được làm khô đi bằng cách giảm nước và đã được cắt vụn nhỏ như ngày nay có thể được bảo quản đến sáu tuần.
Mozzarella là loại cheese không thể thiếu trong món pizza, sau khi nướng mozzarella sẽ chảy và tạo thành những sợi phô mai dai và dính. Đây là loại phô mai chủ chốt dùng cho món pizza để khi được nướng ở nhiệt độ cao, phô mai sẽ tạo thành những sợ dai, kết dính, giúp món pizza thêm ngon. 3. Phô mai xanh (blue cheese):
Khi nói tới phômai xanh, thì bạn thường nghĩ ngay đến Roquefort nhưng ít ai biết chúng có đến bảy loại khác nhau với những hương vị đầy cám dỗ khác nhau được làm từ sữa bò, cừu hoặc sữa dê. Tên gọi của loại cheese này để miêu tả những đốm màu xanh lam, đôi khi là xanh xám hoặc xanh pha màu lam trong miếng phômai. Chính thành phần màu xanh lam này tạo nên mùi vị đặc trưng của blue cheese. Không nhiều người có thể ăn được loại này nhưng nếu đã trót mê blue cheese, bạn sẽ thấy ăn hoa quả, crackers (một loại bánh quy giòn) hay uống rượu vang mà thiếu nó sẽ luôn có cảm giác chưa đủ... tinh tuý.
4. Phômai Cheddar:
Sau một bữa ăn nhiều gia vị, tôi thường thích “thanh lọc” lại vị gíac bằng một món cũng giúp no bụng hơn là bánh mì hoặc sandwich dùng kèm với phômai Cheddar lát. Đây là một loại phômai cứng, có màu vàng nhạt ngà trắng, có nguồn gốc từ làng Cheddar, Somerset ở Anh, là loại phômai phổ biến nhất và được tiêu thụ với số lượng lớn nhất thế giới. Cheddar càng ủ lâu thì càng “sắc”, thời gian để cheddar đạt độ “chín” là từ 9 – 24 tháng.
Cheddar lát thường dùng trong burger, các loại bánh mì sandwich, dùng trong các món nướng như pasta nướng hay pizza, hoặc casserole, rissotto.
5. Cream cheese:
Đây là loại phô mai tươi, màu trắng, mềm, có vị phô mai nhẹ nhàng và hơi ngọt. Đây là nguyên liệu chính và rất quen thuộc để làm cheesecake. Cream cheese cũng có thể được ăn "tươi" kèm với bánh mì, cracker, v.v...
6. Mascarpone:
Bản thân mascarpone không phải là phô mai, nó chỉ là sản phẩm được tạo nên khi thêm một thành phần phụ gia vào quá trình tách kem khỏi sữa. Mascarpone mềm, màu trắng, tươi. Để làm tiramisu thì không thể thiếu mascarpone. 7. Phômai Ricotta:
Cuối cùng, với món tráng miệng, tuỳ theo tâm trạng, hoặc là một miếng bánh cheesecake với vị phômai Ricotta nhẹ nhàng, hơi ngọt, hoặc là một miếng tiramisu mà thành phần làm nên nó không thể thiếu mascarpone mềm tươi.
Ricotta có nguồn gốc tử Ý, được làm từ nước tách từ sữa bò hoặc cừu. Trong quá trình tách kem để làm cheese có nước được tách ra, và chính nước này được sử dụng để làm ricotta. Loại phô mai này mềm, có màu trắng, vị hơi ngọt và rất ít béo. Ricotta được ưa chuộng để làm các món dessert của Ý hoặc ăn kèm với các món tráng miệng khác. Ricotta cũng được dùng để làm cheesecake và nhiều loại cookies. Pasta và pizza cũng có những công thức làm với ricotta.
Bánh tiramisu với phô mai ricotta
Dù bạn trét phômai lên bánh mì nóng giòn, hay nấu chảy thành sốt kem, trộn chung với xàlách thì hương vị của phômai lúc nào cũng nồng nàn. Thật thú vị khi quan sát cách thực khách thưởng thức phômai. Người châu Âu thì cắt một lát, thưởng thức rồi sau đó lại quay lại, còn người châu Á thì thích thú với đủ loại phô mai, mỗi loại một ít để chọn ra loại mình thích nhất.
Ăn phômai cũng như một cuộc phiêu lưu về khướu giác và vị giác. Thế nên, đừng để khướu giác bạn đánh lừa, đặc biệt là với những loại phômai hiếm với mùi rất nồng như phômai xanh, bởi nếu nếm rồi bạn sẽ thấy vị của nó tuyệt diệu khó có thể cưỡng lại được.
Chúng ta vừa điểm qua 7 loại phô mai và cream cheese như trên. Trong thế giới hàng trăm loại phô mai thì ở một đất nước không sản xuất cũng như không nấu các món ăn với cheese như Việt Nam chúng ta thì rất khó để có kinh nghiệm với chúng, trừ khi được đi du lịch, được sống, học tập, làm việc ở các nước phương Tây hoặc đi ăn các món Tây. Nếu có bất kì cơ hội nào, bạn cũng đừng ngần ngại thử và khám phá nhé.
Mình muốn viết bài này vì gia vị là một phần rất quan trọng cách nấu các món ăn Tây. Trước đây mình không biết nhiều lắm và cũng không có nhu cầu tìm hiểu, đi chợ thường cũng chỉ nhìn các gia vị quen biết. Từ ngày đọc sách và tìm hiểu trên mạng, đi siêu thị (và các bio supermarket) ở Hà Lan mình thấy thích thú hơn hẳn vì biết được khoảng 80% các gia vị được dùng làm gì.
Bạn có thể nhớ tên các loại rau thơm chính của Tây Âu từ câu hát đầu tiên trong bài Scarborough fair: “Are you going to Scarborough fair? Parsely, sage, rosemary and thyme”.
Are you goin' to Scarborough Fair? Parsley, sage, rosemary, and thyme.
Remember me to one who lives there, she once was a true love of mine.
Tell her to make me a cambric shirt (On the side of a hill in the deep forest green).
Parsley, sage, rosemary, and thyme (Tracing a sparrow on snow-crested ground).
Without no seams nor needlework (Blankets and bedclothes the child of the mountain).
Then she'll be a true love of mine (Sleeps unaware of the clarion call).
Tell her to find me an acre of land (On the side of a hill, a sprinkling of leaves).
Parsley, sage, rosemary, and thyme (Washes the grave with silvery tears).
Between salt water and the sea strands (A soldier cleans and polishes a gun).
Then she'll be a true love of mine.
Tell her to reap it in a sickle of leather (War bellows, blazing in scarlet battalions).
Parsley, sage, rosemary, and thyme (Generals order their soldiers to kill).
And gather it all in a bunch of heather (And to fight for a cause they've long ago forgotten).
Then she'll be a true love of mine.
Are you going to Scarborough Fair? Parsley, sage, rosemary, and thyme.
Remember me to one who lives there, she once was a true love of mine.
Lyrics | Simon And Garfunkel lyrics - Scarborough Fair lyrics
Bốn loại rau thơm (herb) này có thể coi là bốn loại chính để tẩm, ướp và nấu ăn của người phương Tây. Trong dịp lễ Thanksgiving ở Mỹ, luôn có một con gà Tây (turkey) đặt giữa bàn ăn. Theo tục lệ thì con gà Tây này được ướp với bốn loại rau thơm trong bài hát.
Trong bài này mình cố gắng cập nhật hình ảnh và kiến thức về các loại rau thơm và gia vị sẽ được dùng nhiều trong các công thức trong blog mà không phổ biến với người Việt Nam chúng ta. Các gia vị này đa số là gia vị phổ biến ở Ý và ở vùng Địa Trung Hải.
Parsley: tên tiếng Việt là mùi (ngò) Tây.
Parsley thực ra có hai loại nhưng parsley hay được dùng trong các món ăn Ý là loại flat parsley. Nếu tìm trong siêu thị (ở Hà Lan) thì loại curly parsley chỉ được viết là parsley (peterselie). Flat parsley có mùi nồng hơn nhưng cũng làm cho món ăn ngon hơn (nhất là trong chế biến). Parsley có tên tiếng Việt là ngò Tây chắc vì hình dạng giống rau ngò (mùi) nhưng bên ngoài màu lá parsley đậm hơn và lá cũng không mỏng manh như rau ngò nhà mình. Parsley là một loại gia vị thảo dược rất giàu dinh dưỡng vì có rất nhiều chất sắt, natri và vitamin C.
Parsley thường được dùng rất nhiều trong các món ăn có nhiều hương vị. Parsley có thể được dùng trong các loại sốt, súp, các món hầm. Lá parsley cắt nhỏ thường được dùng để rắc lên các món ăn lúc vừa nấu xong. (Parsley rất ít khi được dùng để trang trí ở Ý).
Để thử hương vị của lá parsley (flat parsley) thì làm món spaghetti với parsley và tỏi như ở đây thì có thể thấy parsley (đi với tỏi) thơm như thế nào.
Basil: tên tiếng Việt là lá húng tây.
Thực ra basil là húng quế nhưng Việt Nam gọi để phân biệt với húng quế của mình. Còn người ở đây thì gọi húng quế là Thai basil.
Basil có vị hơi cay cay, hơi ngọt, hợp với những món ăn đi kèm với cà chua như súp, salad, pizza (phổ biến nhất là đi cùng magheritta pizza). Basil làm cho món ăn có vị tươi mát. Một chậu basil như trong ảnh thế này có thể giữ được một tuần nếu tưới mỗi ngày một lần.
Nếu có lá húng Tây tươi thì có thể thử món này. ;)
Thyme: tên tiếng Việt là cỏ xạ hương
Thyme có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và Nam Âu. Thyme hợp để đi kèm với cà rốt, khoai tây, cà chua, thịt bò, thịt gà, thịt cừu, hành tây và thường dùng để nấu trong các loại súp. Thyme (và bay leaf, lá nguyệt quế) thường mất thời gian nấu mới cho ra mùi thơm nên cũng thường hay dùng để nấu với các loại súp đậu cần hầm lâu, thịt bò hầm, …
Rosemary: tên tiếng Việt là cây hương thảo
Rosemary có mùi thơm rất đặc biệt, người ta bảo hơi giống trà nhưng vị thì hơi giống hạt thông (pinenuts). Rosemary thường được dùng trong các món rô ti, nướng… Chính vì thế mà rosemary được dùng để tẩm ướp gà tây trong lễ Thanksgiving. Rosemary nói chung được dùng với nhiều loại thịt: thịt lợn, thịt gà, thịt thỏ, thịt cừu (dùng rosemary thì thịt cừu hết đi mùi hôi của cừu). Rosemary cũng có thể được dùng trong các món rau, các món đi với cá và cà chua, nhưng chủ yếu là để tẩm ướp hoặc trong các món hầm. Dùng rosemary cho thịt bò beefsteak thì ra một món bò beefsteak của Ý. Ngoài ra nó cũng hợp với thịt bê, cá hồi, khoai tây, hành tây, nấm, đậu Hà Lan,…
Rosemary có mùi thơm rất lâu (có khi ăn xong mà trong bếp vẫn còn mùi thơm, rất thơm). Khi dùng thì có thể giã nhỏ, vò lá nếu có lá tươi. Nếu không có lá tươi thì dùng lá khô cũng được vì không như lá húng Tây, rosemary hay dùng để ướp và dùng trong các món nướng, hầm nên không nhất thiết phải là lá tươi.
Sage: tên tiếng Việt là cây xô thơm
Sage có mùi nồng, ấm và hơi đắng (loại tươi ít đắng hơn loại khô). Sage thích hợp với các loại thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), thịt lợn và xúc xích. Đối với các loại rau thì sage thích hợp với cà tím (eggplant), cà chua, đậu. Nói chung sage hợp với các món ăn béo và bùi.
Saffron (tên tiếng Việt là gì nhuỵ hoa nghệ tây)
Saffron có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, thường được dùng khi nấu các món hải sản, nổi tiếng nhất là seafood paella (cơm trộn với tôm, cua, mực,…) Saffron tạo cho những món hải sản có mùi thơm đặc trưng và cũng làm cho món ăn có màu vàng ruộm.
Saffron mua trong siêu thị ờ Hà Lan thường được bỏ trong một ống rất bé. Trong ống cũng chỉ có khoảng 10 sợi saffron. Khi dùng saffron chú ý không bao giờ cho thẳng vào nồi, chảo,… mà phải ngâm trong một ít nước ấm, để 5-10 phút rồi dùng nước đấy cho vào thức ăn đang nấu.
Một trong những bài đầu tiên mình viết trên blog là Pasta with Prawns and Peas, trong đó có dùng saffron (và thì là) theo công thức trong sách (vì đây cũng là một trong những món tập tành lúc đầu).
Oregano: (không thấy tên tiếng Việt là gì).
Oregano được dùng rất phổ biến trong pizza và thậm chí trong các loại bánh mặn trong các siêu thị ở Ý hay Tây Ban Nha. Oregano cũng được dùng để đi kèm với các món có tomato sauce và có mùi nồng, ấm.
Mình copy lại ảnh oregno ở trên mạng vì thật ra cũng ít khi cần dùng đến oregano tươi. Đối với loại rau này thì mua trong lọ đã sấy khô dùng là được vì oregano sấy mùi còn đậm đà hơn. Và khác với basil mang lại vị tươi mát, oregano ấm nên dùng loại sấy khô cũng không ảnh hưởng đến món ăn và nấu nướng.
Bên cạnh oregano còn có một loại rau khác có mùi tương tự nhưng nhẹ hơn là
Marjoram
Marjoram được dùng nhiều ở miền Bắc nước Ý còn Oregano thì phổ biến ở miền Nam. Marjoram có mùi nhẹ hơn nên cảm giác được vị ngọt. Loại rau thơm này được dùng nhiều để tăng thêm mùi thơm cho các loại thịt (bò, bê, gà,…), rau và các món súp. Marjoram đặc biệt hợp với cà rốt và dưa leo (dưa chuột) theo cách nấu ăn của Ý. Nhưng vì marjoram có mùi nhẹ nên không nấu lâu (như thyme, rosemary hay bay leaf).
(Pháp có một món chicken salad, trộn chicken với cần tây, mayonnaise,… và majoram ăn cũng rất thơm, mát).
Bay leaf: tên tiếng Việt là lá nguyệt quế (chính xác là nguyệt quế Hy Lạp).
Bay leaf thường được dùng để tạo mùi thơm cho các món súp và các món hầm. Bay leaf phổ biến ở các nước châu Âu nói chung chứ không riêng ở Ý. Nếu các bạn đọc qua bài viết về cách nấu spaghetti Bolognese của mình (tên tiếng Ý là ragu alla Bolognese) thì sẽ thấy bay leaf và thyme được cho vào nấu với các loại rau củ rất lâu.
Nếu mua ở siêu thị thì bay leaf thường ở dạng sấy khô chứ mình không thấy có ở dạng tươi. Bay leaf, thyme, rosemary là những cây có thể sống lâu và dễ chăm. Nếu bạn thấy có bán chậu cây nhỏ ở chợ thì mua về và dùng, chăm dần cũng được vì tuổi thọ của các loại này lâu hơn của ngò rất nhiều.
Ngoài ra, lá nguyệt quế này còn được dùng để nấu món bò hầm cà rốt kiểu Pháp (mình sẽ viết công thức nếu có dịp) hay dùng để nấu vin chaud (tiếng Pháp, tiếng Đức là Gludwein). Mình biết thức uống này vào dịp Noel ở Hà Nội từ mấy chú hồi xưa ở Tiệp. Ở đây món này cũng đặc biệt được uống/ phục vụ vào dịp X’mas. (Viết đến đây, buổi tối trời lạnh lại muốn rủ bạn bè nấu vin chaud.
Tarragon: tên tiếng Việt là cây giải ngấm (tên tiếng Hà Lan và tiếng Anh khác là dragon herb)
(thật ra gần đây mình mới biết loại rau thơm này và biết nó dùng để làm gì. Nhưng có tên tiếng Việt chắc là VN cũng có dùng. Loại rau thơm này thật ra thông dụng ở Pháp hơn).
Tarragon hơi có mùi hồi (anise) nên thích hợp trong nhiều loại sốt (hơi đặc, đặc biệt nó nổi tiếng trong Bearnaise sauce). Tarragon thích hợp để đi cùng trứng, các loại thịt gia cầm, hải sản và trong một vài món rau chẳng hạn như cà rốt, hành tây, nấm,…
Các loại rau thơm mình miêu tả ở đây là các loại rau chính trong nấu ăn của Ý, và vùng Địa Trung Hải nói chung. Mình còn sót một vài thứ như dill: thì là, nhưng chắc Việt Nam ai cũng biết cả; fennel: một loại có mùi thơm gần như hồi, ở dạng hạt và cây/ củ màu trắng, savory (tiếng Việt cũng là rau húng, rau thơm): hợp để nấu các món súp, các món có đậu hay hợp với pate; cardamom: gần như hồi ở Việt Nam. Nhưng theo mình nghĩ biết, mua và sử dụng những loại kể trên là đã nấu được nhiều món ăn có mùi vị phương Tây thơm ngon rồi.
Trong bếp nhà mình ngoài ra còn hay có sẵn lọ gia vị khô, gia vị dùng Provence (Provence herbs/ Herbes de Provence). Thành phần chính trong lọ gia vị khô này là rosemary, thyme, basil. Ngoài ra có thể có thêm savory, fennel và lavender (hoa oải hương). Vùng Provence của Pháp là vùng nổi tiếng với hoa oải hương. Có sẵn lọ này để thỉnh thoảng tẩm ướp các món nướng theo kiểu Pháp cũng ngon. Ngoài ra mình cũng mua thêm một lọ gia vị của Ý, thành phần chính là rosemary, thyme, basil, oregano. Nếu không có công thức nấu ăn cụ thể thì thỉnh thoảng mình tự nghĩ ra và thử thêm với các loại gia vị này cũng vui, tiện và rẻ hơn mua các loại tươi.